[Kiến Thức] Làm Sao Để Chọn Cho Mình Một Cặp Kính Râm Thể Thao Tốt?

Nam N. Phung
Đăng ngày 25/08/2020
683 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

(Nguồn ảnh: adamkontor from Pixabay


Khi chọn kính râm, ngoài việc chọn mẫu mà bạn thích nhất thì chủ yếu còn phải xem xét độ thấu kính và độ quang học của chúng:

Cấp độ thấu kính: liên quan đến sự hấp thụ ánh sáng, hay nói cách khác là số lượng ánh sáng có thể xuyên qua tròng kính, ví dụ độ thấu kính 0 có nghĩa là lượng ánh sáng xuyên qua tròng kính ít nhất là 80%, do ánh sáng đủ mạnh và màu sắc của tròng kính khá nhạt, việc sử dụng các loại kính râm có độ thấu kính là 0 về mặt cảm nhận màu sắc của thị giác không khác gì việc không đeo kính; nếu khu vực xung quanh bạn phủ quanh tuyết trắng hay một bãi cát vàng óng của sa mạc thì lúc này ánh sáng mặt trời sẽ càng trở nên gắt hơn, trong trường hợp này bạn nên chọn các loại kính râm có độ thấu kính ở cấp độ 4 với màu tròng kính sậm để bảo vệ đôi mắt khỏi tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Độ thấu kính chỉ đại diện cho chức năng tròng kính mà thôi, chứ không tương đương với ưu nhược điểm của kính râm, cho nên bạn vẫn nên căn cứ vào nhu cầu của bản thân để

chọn cho mình một cặp kính phù hợp.­


Độ quang học: đại diện cho độ đi-ốp của tròng kính.

Cấp độ 1: sẽ ảnh hưởng đến độ đi-ốp của tròng kính là ±0.09

Cấp độ 2: với giá trị ảnh hưởng độ đi-ốp của tròng kính là 0.12

(Nguồn ảnh: stokpic from Pixabay

Do Việt Nam không có những vùng tuyết phủ quanh năm, do đó bạn có thể chọn những loại kính râm có độ thấu kính 3 và độ quang học 1 để mang khi tham gia các giải đấu trong nước. Ngoài ra, nếu có thể chọn những loại kính đạt tiêu chuẩn ISO thì bạn cũng khỏi phải lo lắng về chất lượng của chúng.


Mê tín khi mua sắm kính râm: kính răm có tròng càng sậm thì kháng tia UV càng tốt?

Tia UV có bước sóng 10~400 nm được xem là không thể nhìn thấy được, nhưng độ thấu kính lại dựa trên “ánh sáng có thể nhìn thấy được”, có nghĩa là những tia sáng có bước sóng nằm trong khoảng 400~780 nm, do đó độ thấu kính của tròng kính không hề liên quan đến những tia UV không thể nhìn thấy được. Từ đó cho thấy những loại tròng kính kháng UV400 cùng với màu sắc của nó không hề có mối liên quan nào cả, nói một cách đơn giản là khả năng kháng UV không phụ thuộc hoàn toàn vào màu sắc của tròng kính.

(Nguồn ảnh:  Ethan Robertson on Unsplash


[Nguồn bài viết: Running Biji]